Ngày nay nhu cầu sử dụng điều hòa tại các hộ gia đình vẫn luôn được coi là món đồ dùng xa xỉ. Bởi lẽ trong những ngày hè nắng nóng ngay ngắt thì điều hòa luôn là thiết bị điện máy chống nóng không hiệu quả nhưng lại tiêu tốn không ít điện năng. Việc sử dụng điều hòa liên tục với tần suất cao sẽ khiến cho hóa đơn tiền điện mỗi tháng của các hộ gia đình tăng lên đột biến, thêm nữa là còn chưa kể đến các chi phí bảo dưỡng bảo trì, nạp gas sửa chữa điều hòa mỗi khi bị hỏng cũng rất là tốn kém. Tuy nhiên để sử dụng điều hòa một cách hiệu quả và tiết kiệm điện, tránh được nhiều hư hỏng phát sinh từ máy điều hòa mới là vấn đề nan giải. Ngày hôm nay trung tâm sửa chữa điều hòa tại hà nội - Điện Lạnh Quang Trung sẽ bật mí cho quý khách cách sử dụng điều hòa/máy lạnh tiết kiệm điện trong mùa hè.
Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem máy lạnh(điều hòa) tiêu thụ điện như thế nào?
Một máy lạnh có bốn động cơ chính: động cơ nén đặt ở giàn nóng (tiêu thụ điện năng nhiều nhất, bằng khoảng 95% tổng công suất của máy điều hòa ); quạt làm mát lắp đặt ở giàn nóng; quạt đối lưu trong phòng và động cơ đảo hướng gió đặt ở giàn lạnh. Các loại máy điều hòa thông dụng hiện nay đều có rơle tự động ngắt hoạt động của giàn nóng đặt ngoài trời khi phòng đã đạt độ lạnh yêu cầu. Quạt đối lưu ở giàn lạnh thì hoạt động suốt thời gian mở máy với tốc độ nhanh hay chậm tuỳ người sử dụng. Động cơ đảo hướng gió thì chạy hoặc ngừng tuỳ lựa chọn cùng lúc như đã đề cập.
Về vận hành, có hai loại là: máy thông thường và máy dùng biến tần.
- Với máy điều hòa thông thường, điện năng sử dụng tương đối cao và tuổi thọ sẽ giảm do phải khởi động lại nhiều lần trong quá trình sử dụng liên tục. Đồng thời, nhiệt độ trong phòng sẽ dao động mạnh (±2°C).
Ví dụ, máy được chọn mở ở 24°C. Thời điểm này tất cả động cơ của máy đều hoạt động cho đến khi phòng đạt được nhiệt độ khoảng 22°C – 24°C thì rơle sẽ tự ngắt hoạt động của giàn nóng. Sau một thời gian nhất định, tùy vào sự trao đổi nhiệt của phòng với môi trường xung quanh, nhiệt độ phòng tăng dần lên 24° – 26°C, lúc này giàn nóng sẽ được khởi động trở lại và làm giảm nhiệt độ phòng về mức mong muốn. Chênh lệch nhiệt độ ±2°C để có nhiệt độ 22°C và 26°C là do quán tính làm việc của máy, ví dụ khi cảm biến đo được là phòng đã đạt được 24°C thì sẽ ra lệnh ngắt, nhưng hơi lạnh trước đó vẫn được thổi vào phòng làm cho nhiệt độ phòng giảm xuống. Tương tự như khi nhiệt độ phòng tăng quá 24°C, động cơ hoạt động trở lại, nhưng phải mất một lúc thì mới có hơi lạnh, thời gian đó nhiệt độ phòng tăng lên.
- Máy có biến tần (inverter) sử dụng công nghệ điều khiển hiện đại, làm cho động cơ nén hoạt động với công suất tăng dần đến khi nhiệt độ trong phòng đạt mức yêu cầu thì công suất máy sẽ được điều khiển giảm dần, chỉ vận hành ở một mức độ vừa phải để làm mát bù cho lượng nhiệt sinh ra trong phòng (thiết bị điện, nhiệt lượng từ người…) và nhiệt từ bên ngoài truyền vào qua tường, cửa… Công suất đó sẽ tăng hoặc giảm tuỳ vào sự chênh lệch giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ thiết lập cho điều hòa. Nhờ vào phương pháp điều khiển này nên máy điều hòa inverter có thể giúp tiết kiệm điện năng từ 30 – 50% so với máy thông thường.
1. Chọn điều hòa có công suất phù hợp:
Chọn điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng sẽ giúp tiết kiệm điện hiệu quả. Bạn có thể tính công suất điều hòa theo công thức. 1m2 tương ứng với 500 - 600 BTU.
Ví dụ: Phòng có diện tích dưới 15m2 thì trọn điều hòa công suất khoảng 10.000BTU, phòng diện tích 15 - 20m2 thì trọn công suất điều hòa 12.000BTU... Nên chọn điều hòa có công suất dư ra một chút so với nhu cầu sử dụng vì máy sẽ làm lạnh phòng nhanh hơn và khi đạt độ lạnh cần thiết, nó sẽ giảm dần tốc độ máy nén để tiết kiệm điện. Hơn nữa máy không phải hoạt động nhiều, hoạt động hết công suất, giúp tăng tuổi thọ cho máy.
2. Chọn hướng, vị trí lắp đặt phù hợp
Điều này có thể tùy vào kiến trúc nội thất trong phòng mà bạn bố trí dàn lạnh phù hợp. Dàn lạnh phải treo đủ cao (trên 2.5m) để gió lạnh có thể lan tỏa đều trong phòng. Tránh hướng gió thổi trực tiếp vào vị trí ngồi ở phòng khách hoặc giường ngủ vì rất dễ gây khó chịu và cảm lạnh. Quạt thông gió gắn ở tường đối diện để tạo lưu động gió và tránh thất thoát nhiếu hơi lạnh ra ngoài.
Nên lắp đặt dàn nóng, dàn lạnh ở vị trí hợp lý:
Dàn nóng và dàn lạnh lắp đặt càng gần nhau càng tốt, sẽ giảm tối đa sự tiêu hao điện năng. Dàn lạnh cần lắp đặt ở vị trí thông thoáng, không gần các thiết bị tản nhiệt và không bị vật dụng khác cản trở đường gió ra, giúp hơi lạnh tỏa khắp phòng. Nếu lắp đặt điều hòa tại vị trí nóng sẽ khiến máy phải hoạt động nhiều hơn, tức là tốn tiền điện hơn. Do đó, bạn nên lắp đặt dàn nóng điều hòa ở những vị trí râm mát như phía Đông hoặc phía Bắc của ngôi nhà - nơi ít bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hơn. Ngoài ra, giàn nóng không được lắp đặt ở các nơi có nguồn nhiệt, hơi nước, khói thải, hoá chất gây bẩn và ăn mòn. Trường hợp có nhiều giàn nóng, gió nóng không được quẩn từ giàn này sang giàn kia.
3. Tắt điều hòa đúng cách
Ai cũng biết khi không dùng điều hòa nữa thì phải ngắt điện. Nhưng có một thực tế rất nhiều người không biết đó là nếu chỉ tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện mà bạn không hề biết. Do vậy sau khi tắt bằng điều khiển từ xa, bạn nên ngắt áttômát.
4. Bảo dưỡng theo định kỳ
Việc bảo dưỡng điều hòa theo định kỳ giúp điều hòa hoạt động tốt, giúp nguồn không khí sạch hơn. Cụ thể điều hòa cần được làm sạch và thay bộ lọc ít nhất mỗi 2 tháng/lần, cuộn dây làm mát 1 năm/lần.
5. Sử dụng điều hòa cùng quạt gió
Sử dụng quạt cùng điều hòa có tác dụng đẩy đẩy khí nóng lên trên, đẩy luồng khí mát bên dưới, tạo ra hiệu ứng gió mạnh, làm cho bạn cảm thấy mát hơn dù không cần để nhiệt độ thấp. Đồng thời, sử dụng quạt sẽ giúp tránh cảm giác khô, bảo vệ sức khỏe của bạn.
6. Sử dụng điều hòa trong phòng có cửa kính
Bạn nên sử dụng rèm nếu như trong phòng điều hòa có cửa kính. Nếu ánh nắng chiếu vào thì cửa kính đó thì sẽ kính sẽ hấp thu nhiệt và khiến bạn tốn nhiều tiền điện hơn để làm mát nhà.
7. Hạn chế để điều hòa hoạt động cả ngày
Hãy tắt điều hòa khi ra khỏi nhà, hoặc khi nhà đã mát đều. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng quạt thay thế để điều hòa nghỉ ngơi tránh quá tải.
8. Cần hạn chế bật, tắt nhiều lần
Tắt bật thường xuyên, gây tác dụng ngược lại, khiến điện năng tiêu hoa nhiều hơn do máy lạnh cần rất nhiều năng lượng để khởi động lại. Vì vậy bạn để tiết kiệm điện khi dùng điều hòa, bạn nên giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định. Dùng rèm che cửa kính phòng điều hòa để tránh tình trạng cửa kính hấp thu nhiệt, gây tốn điện khi điều hòa phải hoạt động nhiều.
9. Đặt nhiệt độ hợp lý
Chỉ nên sử dụng điều hòa tại mức nhiệt trung bình từ 25-27 độ. Đây là mức nhiệt phù hợp với khí hâu của Việt Nam. Ngoài ra, tại mức nhiệt này cường độ làm việc của máy sẽ giảm nên sẽ tiết kiệm điện hơn.
10. Thay đổi hướng gió thường xuyên
Ở máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng. Do vậy, bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc...) khiến phòng mát đều và nhanh hơn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét